ASO là gì? Cách tối ưu ứng dụng trên Google Play
ASO là gì? Có quan trọng trong việc góp phần thành công ứng dụng của bạn? Bằng cách tối ưu hóa ứng dụng của bạn cho cửa hàng ứng dụng, bạn có thể cải thiện khả năng hiển thị và xếp hạng của ứng dụng, giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. trong bài viết blog này Quốc Anh chia sẻ những kinh nghiệm từ bản thân mình đã trải nghiệm thực tế về ASO trong quá trình phát triển ứng dụng.
ASO (App Store Optimization) là gì?
ASO là một phần quan trọng của tiếp thị và phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động. Đây là quá trình tối ưu hóa ứng dụng dành cho thiết bị di động để xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm trên cửa hàng ứng dụng và cải thiện khả năng hiển thị cũng như lượt tải xuống không phải trả tiền. ASO là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành công của appstore và phải là một phần của mọi chiến lược tiếp thị ứng dụng dành cho thiết bị di động.
So sánh giữa ASO và SEO
ASO là tất cả về việc tối ưu hóa danh sách cửa hàng ứng dụng của bạn để cải thiện khả năng hiển thị và xếp hạng của bạn. Điều này bao gồm những thứ như chọn từ khóa phù hợp, tạo mô tả ứng dụng hấp dẫn và sử dụng hình ảnh hấp dẫn.
SEO là tất cả về việc tối ưu hóa trang web và nội dung của bạn để xếp hạng cao hơn trong các công cụ tìm kiếm. Điều này bao gồm những thứ như tối ưu hóa trang web của bạn cho các từ khóa phù hợp, tạo nội dung chất lượng cao và xây dựng các liên kết ngược.
VỀ CÁC YẾU TỐ XẾP HẠNG
Đối với ASO
Một số yếu tố xếp hạng onpage có thể kể đến như:
- icon app, screenshot design, feature graphic
- Tên ứng dụng – app title (iOS & Android)
- Tiêu đề phụ – app subtitle (iOS) và phần mô tả ngắn – short description (Android)
- Phần mô tả dài (long description) & mật độ từ khóa (keyword density) (Android)
- Trường từ khóa – keyword field (iOS)
- Lượt mua trong ứng dụng – in-app purchases (iOS)
- Đơn vị phát hành – Publisher name (iOS & Android)
Một số yếu tố xếp hạng offpage có thể kể đến như:
- Tổng lượt download và sự tăng trưởng về lượt download (download velocity) (iOS & Android)
- Tỉ lệ chuyển đổi – conversion rate (iOS & Android)
- Mức độ duy trì người dùng và lượng tương tác (iOS & Android)
- Các review và điểm đánh giá rating (iOS & Android)
- Tỉ lệ crash rate – ứng dụng bị treo hoặc dừng đột ngột (iOS & Android)
- Số lượng backlink (Android)
Ngoài ra cũng có sự khác biệt lớn giữa các yếu tố xếp hạng trong Apple App Store và Google Play Store (sẽ được trình bày bên dưới).
Ngoài ra còn có những tỉ lệ được đánh giá rất cao dưới đây về sự thành bại của một ứng dụng hướng đến người dùng:
- Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention Rate)
- Chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index)
- Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng (Customer Complaints)
- Số lượt truy cập và tỷ lệ bỏ trang (Page Views and Bounce Rate)
Đối với SEO
Như chúng ta đã biết, hệ thống xếp hạng trong SEO bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau, liên quan đến các trụ cột chính như Authority, User Intent Optimization và User Experience Optimization.
Một số yếu tố xếp hạng có thể kể đến như sự xuất hiện của keyword tại các vị trí quan trọng (title, H1, URL…), nội dung liên quan và có chất lượng cao, tốc độ trang, số lượng backlink, độ uy tín của tên miền, tỷ lệ CTR, traffic, thời gian ở trên trang…
3 lý do cần phải quan tâm đến ASO
- Tăng khả năng hiện diện của ứng dụng trên play store
- Tăng lượt cài đặt tự nhiên (organic installs) cho ứng dụng
- Tăng doanh thu và chuyển đổi cho ứng dụng
Các yếu tố xếp hạng trong Google Play Store
Những yếu tố quan trọng của một ứng dụng trên cửa hàng
- Tiêu đề cho ứng dụng (app title)
- Phần mô tả ngắn cho ứng dụng (app short description)
- Phần mô tả dài cho ứng dụng (app long description)
- Số lượt cài đặt (installs)
- Lượt đánh giá & nhận xét (reviews & ratings)
- Các lượt mua bên trong ứng dụng (in-app purchases)
- Các bản cập nhật (updates)
Cách Tối Ưu Hoá Ứng Dụng Trên Play Store
1. Tối ưu cho Title và Short Description
Để làm tốt phần này các bạn cần xác định từ khoá (main keyword) chính của ứng dụng bạn đang làm và đặt tên app với tiêu đề ứng dụng trên play store sao cho ngắn gọn rõ ràng, đầy đủ từ khóa chính
Phần short description ( mô tả ngắn) phần này các bạn nên tập trung vào các từ khóa liên quan như các chức năng, đặc điểm của ứng dụng đó để thể hiện.
title và short description trong 2 phần này các bạn tránh nhồi nhét nhiều từ khoá với nhau.
Trong phần này mình thường dùng keyword planner và keyword tool để nghiên cứu và phân tích từ khoá phù hợp với app mình đang làm để đặt tên cho phù hợp.
2. Tối ưu hóa phần Full Description
Full description là mô tả đầy đủ ứng dụng trên google play store.
Description theo mình nên chia ra 2 phần rõ ràng:
Phần 1: intro ghi khoản 1 đến 2 câu giới thiệu sản phẩm ứng dụng của mình với những đặc điểm nổi bật như thế nào. trong phần này nên khôn khéo thêm các từ khoá chính.
Phần 2: là main features: các bạn liệt kê ra các chức năng chính của ứng dụng, ghi đầy đủ trung thực không thêm các từ khóa không có trong chức năng ứng dụng.
3. Sử dụng các keywords một cách hiệu quả
Sử dụng từ khóa liên quan và phù hợp với ứng dụng, chức năng ứng dụng là điều tối ưu nhất để dễ dàng index trên google play
4. Design icon app, features graphic và screenshot đẹp và thu hút
Đây là phần khá quan trọng, là cái nhìn đầu tiên của khách hàng tiềm năng của bạn. để cho người dùng tò mò và quyết định click vào ứng dụng của bạn để download. thì việc đầu tư thiết kế icon, features graphic cho đẹp và tạo sự thu hút.
5. làm cách nào đó thu hút nhiều review và rating để làm đẹp profile cho app
Làm sao ứng dụng của bạn có nhiều review tốt trên play store? ngoài việc đầu tư ứng dụng của bạn chất lượng và đem đến sự trải nghiệm của users tốt thì bạn cần chủ động đi kiếm hoặc nhờ người thân review và rating cho app. hoặc là đi mua review từ các dịch vụ offer ( nhưng lưu ý hướng này không được lạm dụng quá tham lam review với số lượng nhiều) sẽ làm cho google dễ phát hiện.
6. Tối ưu hóa lượt tải ứng dụng
Cần có lưu lượng download điều và thường xuyên tăng số lượng lượt tải lên hàng tháng. điều này làm cho ứng dụng của bạn dễ có đề xuất và thu nhập ổn định hơn. tránh các trường hợp với hành vi bất thường về lưu lượng download không điều. lúc thì đấy lên vài chục nghìn lượt tải rồi đến ngày mai hết tiền chạy ads về lại con số 1 hoặc hai ba lượt tải.
7. Phân tích, tối ưu và cập nhật các phiên bản mới hàng tháng
Sau khi có lưu lượng download và bạn đã có data của users thì bạn cần có thêm công việc đó là phân tích dữ liệu người dùng để có hướng phát triển phù hợp tiếp theo như thế nào?
8. Cuối cùng là phải hiểu biết rules trên hệ sinh thái google
Vấn đề này hầu như ai cũng mắc phải khi tham gia hợp tác làm việc với Google trên các lĩnh vực dịch vụ sản phẩm của hệ sinh thái Google. Quốc Anh nhắc lại ở đây là bạn phải làm việc một cách có luật và hiểu rỏ những điều gì nên tránh không làm được và những gì nên làm khi tham gia đối tác với google. Bạn có xem thêm bài viết cụ thể của mình về bài viết: “Những Điều Nên Tránh Suspended App và Chết Tài Khoản Google Developer”
Hoặc là bạn có thể đi thẳng vào link của google để xem rỏ các rules các vấn đề mà google đề cập đến các trường hợp thiết kế icon app dễ bị vi phạm ở link này:
Quy cách thiết kế biểu tượng trên Google Play
Và tổng hợp chi tiết từng phần là: Trung tâm chính sách của Google
Tổng Kết
Trong quá trình Startup phát triển ứng dụng, việc kết hợp và áp dụng kiến thức ASO vào sản phẩm ứng dụng rất cần thiết và quyết định thành công của ứng dụng của bạn hay không, chính là phần cốt lõi ASO. Tối ưu được phần ASO tốt thì việc tiếp theo marketing và quảng cáo ứng dụng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Bạn có thể xem thêm bài viết Quốc Anh chia sẽ dưới đây:
- Khóa Học Làm App Android Reskin Kiếm Tiền Google Admob
- Cách đăng ký tài khoản google developer và xác minh tài khoản
- Đăng Ký Tài Khoản Google Admob Và Hướng Dẫn Sử Dụng Tài Khoản Admob
Theo dõi Quốc Anh
- Facebook: facebook.com/QuocAnh1986/
- Youtube: youtube.com/QuocMediaTV
- Behance: behance.net/quocmedia
- Tham gia Group: Việt Nam Startup Mobile App
- Telegram: @Newlife386